Xã hội ngày nay ngày càng phát triển, cuộc sống con người cũng ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi lại và ăn ở yêu cầu khắt khe hơn. Vì thế, nhu cầu phát triển xây dựng, cơ sở hạ tầng và đặc biệt là ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp được chú trọng hơn rất nhiều. Cùng Công ty Tnhh Tư Vấn Xây Dựng B.K.L tìm hiểu về nó nhé!
Lịch sử phát triển công nghiệp xây dựng dân dụng và công nghiệp
Trước thế kỷ XIX
Nhắc đến lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp xây dựng là cả một quá trình lao động lâu dài và sáng tạo của cả nhân loại. Vào thời tiền sử, quá trình xây dựng chưa phải là nền công nghiệp. Mọi thứ còn mang hướng bản năng. Qua hàng trăm, hàng nghìn năm sự sáng tạo về công cụ lao động kéo theo quá trình nghiên cứu về sáng tạo xây dựng. Công trình xây dựng ở giai đoạn xã hội giai cấp, khi xuất hiện các nền văn minh cổ đại. Đã xuất hiện rất nhiều công trình xây dựng cổ đại cho đến ngày nay vẫn được cả thế giới đánh giá rất cao như Kim Tự Tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành, Đấu trường La Mã,… Nguồn vật liệu xây dựng thời đó chủ yếu đến từ tự nhiên như cây cối, đất, đá,..
Giai đoạn sau này từ sau thế kỷ XIX
Đến đầu thế kỷ XIX, nhân loại phát triển từ văn hóa đời sống lẫn kinh tế và xây dựng. James Watt phát minh ra máy hơi nước, đưa ra những lý thuyết và nghiên cứu về kết cấu khung. Khung nhà do ông thiết kế năm 1981 ở Manchester (miền Tây nước Anh) đã khởi đầu thời kỳ xây dựng hiện đại. Vào năm 1824, xi măng ra đời là nguyên liệu xây dựng bậc nhất thời điểm đó. Năm 1867, Monie tự tay làm các chậu hoa trồng cây và chậu cây lõi thép được bao bọc bởi xi măng. Từ đây, bê tông cốt thép trở thành phát minh vĩ đại trong ngành công nghiệp xây dựng. Đến bây giờ, xi măng cốt thép vẫn còn là vật liệu ưa chuộng với chất lượng cao và giá thành hợp lý. Năm 1885, ở Chicago, nước Mỹ đã xây dựng tòa nhà đầu tiên cao đến 10 tầng và năm 1913 tại New York, một công trình kiểu tháp tên là WoolWorth có 60 tầng , chiều cao lên đến 241m. Thời điểm đó , ngành xây dựng hình thành và chạy đua ở hầu hết các nước. Cùng với công nghệ bê tông cốt thép ra đời, công nghệ lắp ráp các cấu kiện bê bông được nghiên cứu và ứng dụng xây các tòa nhà , công trình công nghiệp,… Cấu trúc xây dựng và lắp ráp bê tông cốt thép đã hỗ trợ công nghiệp xây dựng có tốc độ xây dựng nhanh, bền vững hơn các nguyên liệu và quy trình trước đó.
Ngành công nghiệp xây dựng tại Việt Nam thế kỷ XXI
Đến thế kỷ XXI, ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam thay đổi, gặt hái nhiều thành tựu vượt trội. Chỉ trong 60 năm tại Việt Nam, ngành xây dựng đã hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật. Không bao gồm công trình nhà ở, nền công nghiệp xây dựng Việt Nam trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước. Một số công trình công nghiệp được đầu tư xây dựng như nhà máy thủy điện, cao ốc, trung tâm thương mại, công viên, công trình đường cao tốc, tầng hầm,… Hiện tại,ngành xây dựng cũng là một trong các ngành học được giới trẻ quan tâm vì cơ hội việc làm và mức thu nhập có chiều hướng tăng dần. Ngoài ra, Bộ Xây dựng đã hoàn thành việc nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án về phát triển nhà ở và thị trường bất động sản; Chương trình phát triển vật liệu xây kh ông nung đến năm 2020; Đề án Tái cơ cấu ngành Xây dựng… tạo nền tảng cho thị trường BĐS, vật liệu xây dựng phát triển.
Xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp là gì?
Xây dựng dân dụng và xây dựng công nghiệp là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, giám sát và nghiệm thu những công trình dân dụng (trường học, nhà ở, trung tâm thương mại,…) hay công nghiệp (như phân xưởng, nhà máy,…) để phục vụ nhu cầu sống của con người. Lĩnh vực của hai ngành xây dựng này hoạt động giống nhau nhưng khác nhau nhiều về quy mô xây dựng, hình thức thi công và đối tượng sử dụng. Đối với xây dựng công nghiệp thì có quy mô nhà xưởng tương đối lớn và yêu cầu thi công thiết kế cần phải theo một chuẩn mực riêng biệt và rất khắt khe để có thể đảm bảo được chất lượng thiết bị, máy móc cũng như công trình cho nhân công làm việc.
Xây dựng công nghiệp
Công trình xây dựng công nghiệp là gì?
Công trình xây dựng công nghiệp là nơi mà trong đó diễn ra các quá trình sản xuất công nghiệp và phục vụ sản xuất bên trong các xí nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp. Khu công trình xây dựng công nghiệp bao gồm nhà xưởng, nhà điều hành sản xuất, khu phục vụ sản xuất (sinh hoạt, ăn uống, vui chơi, y tế,…) và công trình kỹ điện (điện, nước, phòng cháy chữa cháy, thông gió, xử lý chất thải,…). Các công trình xây dựng công nghiệp cũng được phân loại theo ngành nghề sản xuất như: – Sản xuất vật liệu xây dựng – Công trình công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí – Khai thác than, quặng kim loại – Sản xuất công nghiệp nặng – nhẹ – Chế biến thủy hải sản – Những công trình công nghiệp khác,…
Những yêu cầu khi thi công công trình xây dựng công nghiệp?
Dù ở bất cứ công trình nào, xây dựng dân dụng hay công trình xây dựng công nghiệp thì yếu tố an toàn và đảm bảo được chất lượng thi công luôn phải là yếu tố đặt lên hàng đầu. Đối với xây dựng công nghiệp, các xí nghiệp nhà máy thi công có diện tích lớn, sản xuất và chế tạo, vì thế yêu cầu kỹ thuật thi công cũng khắt khe hơn rất nhiều so với xây dựng dân dụng. Lượng nhân viên làm việc trong nhà máy rất nhiều, nên việc đảm bảo an toàn kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Những thông số kỹ thuật của xây dựng công nghiệp cũng cần có sự chính xác nhất để khi đưa vào vận hành không xảy ra sai sót, thiệt hại, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
Phân loại công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị
Phân loại nhà ở
Nhà ở được phân loại thành hai loại, đó là nhà chung cư và nhà riêng lẻ. Tùy theo cơ cấu buồng phòng trong căn hộ thì nhà chung cư được phân thành: – Nhà tập thể (hay ký túc xá) – Nhà chung cư căn hộ khép kín, độc lập
Phân loại nhà và công trình công cộng
Tùy vào chức năng và mục đích sử dụng chuyên biệt, nhà và công trình công cộng được phân thành các loại sau: – Công trình y tế – Giáo dục – Thể thao – Văn hóa – Thông tin liên lạc, viễn thông – Thương mại và dịch vụ – Nhà ga – Dịch vụ công cộng – Văn phòng, trụ sở cơ quan – Các công trình nhà và công cộng khác Đối với công trình có nhiều mục đích sử dụng (công trình đa năng) thì sẽ được phân loại riêng cho từng hạng mục của công trình đó.
Phân loại công trình công nghiệp
Công trình công nghiệp được phân loại theo ngành sản xuất, gồm có các ngành nghề sau: – Công trình sản xuất vật liệu xây dựng – Khai thác than, quặng – Khai thác và chế biến dầu khí – Sản xuất công nghiệp nặng – nhẹ – Chế biến thủy sản – Những công trình công nghiệp khác
Phân loại công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị được phân loại như sau: – Công trình cấp nước đô thị – Thoát nước đô thị – Cấp điện đô thị – Chiếu sáng đô thị – Công trình cấp xăng dầu và khí đốt đô thị – Hệ thống các công trình thông tin đô thị – Thu gom và xử lý chất thải rắn – Nhà tang lễ và nghĩa trang đô thị – Giao thông đô thị Đối với hệ thống các công trình giao thông đô thị, ngoài việc phân theo chức năng sử dụng còn phải tính đến tính chất giao thông của công trình xây dựng
Quy trình thi công công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Công ty Tnhh Tư Vấn Xây Dựng B.K.L
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công
– Vận chuyển thiết bị thi công đến công trình, vệ sinh mặt bằng, dựng lán trại, bao che công trình. – Kiểm tra lại diện tích đất, định vị chân móng, lấy cao độ, khoảng lùi trước sau so với diện tích đất trong chủ quyền và giấy phép xây dựng – Lập biên bản bàn giao mặt bằng và điện nước.
Bước 2: Thi công phần móng
– Định vị tim móng, đào móng, hầm cầu, thi công coffa móng, hầm tự hoại. – Kiểm tra kích thước theo bản vẽ, nghiệm thu chất lượng. – Gia công sắt thép phần móng, xây hầm tự hoại, hố ga, lắp đặt hệ thống thoát nước, nước mưa san lấp mặt bằng móng, gia công sắt sàn đổ bê tông sàn trệt. – Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng.
Bước 3: Thi công phần thô
– Thi công lắp dựng coffa cột, sắt cột, kiểm tra và đổ bê tông cột, bảo dưỡng bê tông cột – Thi công xây dựng tường bao, kiểm tra nghiệm thu và bảo dưỡng tường. – Thi công lắp ghép coffa đà, dầm sàn, coffa cầu thang, kiểm tra nghiệm thu chất lượng. – Gia công sắt đà, sàn, cầu thang, kiểm tra và nghiệm thu, đổ bê tông sàn, bê tông bản thang, kiểm tra, nghiệm thu và bảo dưỡng bê tông.
Bước 4: Thi công phần hoàn thiện
– Bả matit, sơn nước, sơn dầu – Lắp và hoàn thiện cửa gỗ, thép, nhôm – Lắp lan can, tay vịn cầu thang, lan can mặt tiền – Đóng trần thạch cao – Ốp lát gạch đá trang trí – Ốp đá cầu thang, bàn bếp – Lát nền nhà,WC, sân – Lắp thiết bị điện, công tắc, ổ cắm… – Lắp đèn chiếu sáng – Lắp thiết bị vệ sinh, bồn nước, máy bơm, máy nước nóng, lắp gương, vòi nước, treo khăn…